Cách thiết kế cầu thang cho nhà ống nhỏ hẹp

(Xây dựng) – Với một ngôi nhà ống, nhà phố có diện tích nhỏ hẹp, thiết kế thường nhiều tầng. Vì vậy, nên bố trí cầu thang như thế nào để vừa tiết kiệm không gian, vừa an toàn, thẩm mỹ, bạn nên tham khảo một số cách sau đây.

Chọn vật liệu và giải pháp thiết kế

Thiết kế cầu thang cho nhà hẹp, người thiết kế thường tính đến 3 phương án an toàn, thẩm mỹ, và tiết kiệm không gian. Những mẫu cầu thang có kiểu dáng gọn nhẹ luôn là sự ưu tiên hàng đầu.

Những thiết kế cầu thang thông thường trong kiến trúc nhà ở hiện nay là sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc bằng gạch. Tuy nhiên, với những căn nhà phố mặt bằng chỉ 35 – 40m2 thì diện tích dành cho cầu thang và lưu thông như trên là quá lớn, sẽ chiếm hết những không gian cần thiết cho phòng khách, bếp, phòng ngủ hay nơi sinh hoạt chung.

Để xử lý vấn đề đó, thì giải pháp cầu thang nhẹ trở thành xu hướng thiết kế mới, thoả mãn được mọi yêu cầu như công năng sử dụng, thông thoáng, tiết kiệm chi phí.

Vị trí cầu thang trong nhà phố

So với cách bố trí cầu thang phía cuối nhà thì xu hướng thiết kế hiện nay chọn không gian giữa nhà để đặt cầu thang, nhằm ngăn chia phòng khách và phòng ăn của nội thất nhà phố.

Bên cạnh việc chọn vị trí, vật liệu và kiểu dáng cầu thang phù hợp với nội thất nhà phố, thì nhiều nhà thiết kế còn tận dụng các góc chết ở góc cầu thang để thiết kế thêm không gian sinh hoạt mới cho gia đình, hoặc tạo khoảng xanh, hồ cá vừa thêm nguồn thở mới, vừa tạo phong thủy tốt cho ngôi nhà.

Để tận dụng không gian sử dụng, gầm cầu thang bạn có thể làm nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi…

Xác định kích thước cầu thang

Khi thiết kế cầu thang, điều đầu tiên là các bạn phải đo khoảng cách từ sàn hoàn thiện tầng dưới đến sàn hoàn thiện tầng trên. Kích thước đo sai sẽ dẫn đến thiết kế cầu thang không chính xác. Khi đã có kích thước chiều cao cầu thang, bạn phải tính xem sẽ có bao nhiêu bậc thang để đạt được chiều cao này, đồng nghĩa với việc bạn phải xác định mỗi bậc thang cao bao nhiêu là vừa để đảm bảo vừa an toàn vừa tiết kiệm.

Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thông thường, mỗi bậc thang có chiều cao là 15cm, chiều rộng bậc là 30cm. Tuy nhiên, với diện tích nhà hẹp bạn nên thiết kế chiều cao bậc từ 17-19cm, chiều rộng bậc 24-27cm. Ở một số trường hợp “bất khả kháng” bạn cũng có thể tăng chiều cao bậc lên một chút nhưng nhớ là đừng bao giờ vượt quá 22cm. Bây giờ bạn chỉ còn cần xác định chiều rộng vế thang. Chiều rộng trung bình cho cầu thang nhà ở vào khoảng 80-120cm. Để tiết kiệm diện tích bạn có thể thu hẹp một chút so với kích thước trên nhưng cũng không nên nhỏ hơn 60cm.

Đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi… để tận dụng hết khoảng không gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động.

Đoan Trang (tổng hợp)

 


Có thể bạn quan tâm

Đất “quy hoạch treo” có làm được sổ đỏ ?

Có lẽ, đất “quy hoạch treo” không phải là cụm từ xa lạ với mỗi chúng ta. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đất “quy hoạch treo” có được làm Sổ đỏ ? Thế nào là đất “quy hoạch treo”? Người ta…

Căn hộ 80m2 ngập tràn sắc và tiếng cười trẻ thơ

Để phát huy khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng tâm hồn cho bé, chủ nhân căn hộ đã có sự tính toán tỉ mỉ và biến tổ ấm thành một không gian đầy sắc màu. Phòng khách là nơi tập trung nhiều mảng màu…

Nội Thất Bàn Giao Chung Cư 6Th Element

Chung cư 6th Element một dự án được ra mắt vào cuối Quý IV/2017 nằm tại vị trí lô đất O17-HH1 thuộc khu đô thị Tây Hồ Tây, là một dự án được thiết kế với không gian sáng tạo, tất cả các phòng đều…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

Menu