Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ

Hiện nay, tranh chấp đất đai xảy ra phổ biến, trong đó có tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau. Để các bên nắm rõ quá trình giải quyết, dưới đây là thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân.

Hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hòa giải khi xảy ra tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân như sau:

– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

– Các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải (đây là thủ tục bắt buộc).

– Thời hạn: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Kết quả hòa giải:

– Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

– Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã xảy ra một trong hai trường hợp.

Trường hợp 1: Hòa giải thành (sẽ kết thúc tranh chấp)

+ Có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới sổ đỏ.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành (chưa kết thúc tranh chấp)

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:

1 – Theo thủ tục hành chính (yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất giải quyết).

2 – Theo thủ tục tố tụng dân sự (khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền)

Xem thêm: Các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai.

thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ (Ảnh minh họa)

Thủ tục giải quyết tại UBND và Tòa án nhân dân

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện:

Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ với giấy tờ như sau:

1 – Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

2 – Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

3 – Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

4 – Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân có đơn yêu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện.

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2. Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

Bước 3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:

+ Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết)

+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Bước 4. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết

Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

1 – Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

2 – Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh

hoặc

+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

– Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày;

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

Trên đây là thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, nếu các bên tự hòa giải được hoặc hòa giải thành tại UBND cấp xã thì sẽ nhanh chóng kết thúc tranh chấp. Nếu yêu cầu giải quyết tại UBND cấp huyện hoặc tại Tòa án thì thủ tục và thời gian sẽ phức tạp và kéo dài hơn nhiều.

Khắc Niệm

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Cách thiết kế cầu thang cho nhà ống nhỏ hẹp

(Xây dựng) – Với một ngôi nhà ống, nhà phố có diện tích nhỏ hẹp, thiết kế thường nhiều tầng. Vì vậy, nên bố trí cầu thang như thế nào để vừa tiết kiệm không gian, vừa an toàn, thẩm mỹ, bạn nên tham khảo…

Cách sắp đặt ban công cho căn hộ nhỏ

Lô gia có thể thiết kế cạnh phòng bếp để hút mùi, đặt máy giặt và phơi đồ, hoặc biến thành nơi đọc sách, uống cà phê, tiếp khách. Trước đây, các căn hộ chung cư có diện tích khá lớn 150-250m2. Tuy nhiên đất…

Nhà chung cư có sổ hồng vĩnh viễn không ?

Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang bùng nổ về số lượng dự án và căn hộ chung cư. Căn hộ chung cư cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình bởi sự tiện lợi và văn minh khi sống trong những…

Đất “quy hoạch treo” có làm được sổ đỏ ?

Có lẽ, đất “quy hoạch treo” không phải là cụm từ xa lạ với mỗi chúng ta. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đất “quy hoạch treo” có được làm Sổ đỏ ? Thế nào là đất “quy hoạch treo”? Người ta…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

Menu