Chậm cấp sổ đỏ có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng

Chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (còn gọi là “sổ đỏ”) bị phạt tới 1 tỷ đồng, đất không có giấy tờ cũng có thể được cấp “sổ đỏ”…cùng nhiều quy định mới liên quan đến “sổ đỏ”…

Chậm cấp “sổ đỏ” phạt tới 1 tỷ đồng

Theo Điều 26 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về việc chậm cấp “sổ đỏ”, tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp “sổ đỏ”, nếu quá thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền. Thời gian chậm cấp giấy chứng nhận được tính kể từ ngày bàn giao nhà ở, đất ở.

Mức phạt sẽ phụ thuộc vào thời gian và số lượng hộ gia đình, cá nhân bị chậm cấp, cụ thể: Từ 3-6 tháng với từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên sẽ bị phạt từ trên 50-100 triệu đồng; từ trên 12 tháng với từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên sẽ bị phạt từ trên 500 triệu-1 tỷ đồng.

Tuy vậy, mức phạt trên chỉ áp dụng với tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán, không áp dụng với cán bộ, công chức công tác tại các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm “sổ đỏ” tại cơ quan Nhà nước nhưng bị chậm cấp sổ đỏ thì có thể khiếu nại hoặc khởi kiện. Nếu cán bộ, công chức có nhiệm vụ cấp “sổ đỏ” có hành vi vi phạm sẽ bị xử kỷ luật theo Luật Cán bộ, công chức.

Đất không có giấy tờ vẫn được cấp “sổ đỏ”

Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có giấy tờ thì vẫn có thể được cấp “sổ đỏ”, gồm các trường hợp:

chậm cấp sổ đỏ chủ đầu tư có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng

Người sử dụng đất không có giấy tờ vẫn có thể được cấp “sổ đỏ”

Trường hợp 1: Cấp “sổ đỏ” và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đáp ứng 3 điều kiện: Đang sử dụng đất trước 1/7/2014; Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp…tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Trường hợp 2: Cấp “sổ đỏ” và có thể phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước 1/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai; Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch…

Nếu không có một trong các loại giấy tờ trên thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về mục đích, thời điểm bắt đầu sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất.

Thêm 5 trường hợp được cấp “sổ đỏ”

Theo quy định mới, thêm 5 trường hợp được cấp “sổ đỏ”, bao gồm:

  1. Sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước 1/7/2014

Theo khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau mà không có tranh chấp thì được cấp “sổ đỏ”, cụ thể:

– Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè; lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp…do điều chỉnh quy hoạch.

– Đang sử dụng đất không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế – xã hội…

  1. Đất được giao không đúng thẩm quyền

Trường hợp 1: Giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993. Người đang sử dụng đất được cấp “sổ đỏ” với diện tích bằng diện tích được giao nếu có đủ 2 điều kiện sau: Không có tranh chấp; Phù hợp với quy hoạch.

Trường hợp 2: Giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ 15/10/1993-trước 1/7/2014 nếu có đủ 2 điều kiện: Không có tranh chấp; Phù hợp với quy hoạch.

  1. Cấp “sổ đỏ” với diện tích đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất
  2. Cấp “sổ đỏ” cho đất có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau (chung cư kết hợp với văn phòng, thương mại, căn hộ, cơ sở dịch vụ…)

5 – Cấp “sổ đỏ” với thửa đất đã đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên…

7 trường hợp không được cấp Sổ đỏ

Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, 7 trường hợp không được cấp “sổ đỏ”, gồm:

– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường…

– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp “sổ đỏ”

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp “sổ đỏ” nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí…

– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý

(Theo An ninh Thủ đô)

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Sửa đổi luật đất đai năm 2013 là cần thiết ?

Theo các chuyên gia trong ngành, mặc dù Luật đất đai năm 2013 đã kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân nhưng còn bộc lộ một số hạn chế, cần được sửa đổi, bổ sung để…

Nhà hướng Tây vẫn mát rượi giữa lòng Sài Gòn

Nhà hướng Tây vẫn mát rượi giữa lòng Sài Gòn Bạn muốn xây nhà hướng tây nhưng sợ nóng ư ? Hãy xem ngôi nhà dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi hoàn toàn suy nghĩ nắng nóng đó. Nhà hướng tây vẫn mát rượi…

Cách sắp đặt ban công cho căn hộ nhỏ

Lô gia có thể thiết kế cạnh phòng bếp để hút mùi, đặt máy giặt và phơi đồ, hoặc biến thành nơi đọc sách, uống cà phê, tiếp khách. Trước đây, các căn hộ chung cư có diện tích khá lớn 150-250m2. Tuy nhiên đất…

Đất “quy hoạch treo” có làm được sổ đỏ ?

Có lẽ, đất “quy hoạch treo” không phải là cụm từ xa lạ với mỗi chúng ta. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đất “quy hoạch treo” có được làm Sổ đỏ ? Thế nào là đất “quy hoạch treo”? Người ta…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

Menu